VSync là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ đồng bộ hình ảnh VSync
Toc
Nếu bạn từng thay đổi các thiết lập về đồ hoạ của một trò chơi thì bạn sẽ thấy có thiết lập bật hoặc tắt Vsync. Vậy Vsync là gì và tại sao tại sao nó lại quan trọng. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của Phúc Anh
Công nghệ VSync là gì?
VSync (Vertical Synchronization) – Đồng bộ dọc. Đây là là công nghệ đồng bộ hoá giữa khả năng tạo hình của VGA và tần số quét của màn hình kết nối. Khi bật tính năng này lên thì VGA sẽ đợi màn hình máy tính xử lý xong hình ảnh và đồng bộ với VGA. Với Vsync thì số hình ảnh hiển thị trên 1 giây sẽ bị hạn chế ở một mức nào đó để đảm bảo sự mượt mà, không bị xé hình hay nhòe hình
Tóm lại Vsync được sinh ra để xử lý đồ họa màn hình trong các tựa game bằng cách đồng bộ hình ảnh mà VGA xuất ra với tần số quét của màn hình, giúp giải quyết bể ảnh, mờ hình khi VGA xuất quá nhiều hình ảnh cùng lúc mà tần số quét của màn hình không đáp ứng được. Từ đó phần đồ họa trong game thêm chân thật, sinh động và đẹp hơn rất nhiều từ đó tạo cảm giác thích thú cho người chơi.
Các chế độ cơ bản của Vsync
Hiện tại công nghệ Vsync có các chế độ sử dụng như sau:
Double Buffer – chế độ đơn giản nhất. Double Buffer sẽ yêu cầu card đồ họa chờ trong một thời gian nhất định đến khi màn hình hoàn thành hiển thị xong hình ảnh đầu tiên, đồng thời trong thời gian chờ đợi đó, card đồ họa sẽ tạo nên một khung hình khác.
Triple Buffer – tương tự như Double Buffer nhưng nó sẽ yêu cầu VGA vẽ 2 hình ảnh trong quá trình chờ đợi màn hình hiển thị hình ảnh đầu tiên. Chế độ này giúp những hệ thống chạy game không đạt được 60 FPS sẽ không bị khoá tại 30 FPS
VSync có tạo ra sự khác biệt lớn trong hình ảnh hiển thị trên màn hình?
Công nghệ VSync chỉ giúp ngăn chặn xé ảnh bằng cách giới hạn khung hình khi cần thiết, nó không thể cải thiện được chất lượng màu sắc, độ sáng cũng như độ phân giải của hình ảnh
Ngoài ra nếu bật VSync cũng có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến hiệu suất hoạt động của hệ thống. Do card đồ hoạ phải chờ đợi để vẽ những khung hình tiếp theo nên sẽ gây ra độ trễ, từ đó gây tình trạng lag đối với các trò chơi yêu cầu có FPS cao
Ưu nhược điểm của công nghệ VSync?
Ưu điểm VSync
Giảm load của GPU khi chơi các tựa game cũ: Khi chơi các tựa game cũ thì card đồ hoạ có thể bị vắt kiệt sức mạnh để tạo ra số FPS không cần thiết. Điều này sẽ tiêu tốn năng lượng và làm nhiệt độ VGA tăng lên. Bật Vsync sẽ giúp card màn hình tạo ra đủ số hình ảnh bạn cần để đảm bảo game mượt mà mà không cần chạy hết sức mạnh
Cải thiện chất lượng hình ảnh trong game: Vsync được sinh ra để đảm bảo sự đồng bộ hình ảnh Từ đó tránh hiện tượng hình ảnh bị rách, nhòe
Nhược điểm của VSync
Tăng độ trễ khi thao tác của bàn phím và chuột: Do phải chờ màn hình hiển thị hình ảnh nên nó sẽ làm tăng độ trễ khi thao tác bàn phím và chuột. Nó sẽ gây khó khăn cho người chơi khi cần thực hiện các thao tác nhanh, nhất là trên các tựa game FPS, Esport
Yêu cầu GPU mạnh để duy trì khung hình ổn định: Vsync hoạt động tốt nhất khi VGA có thể tạo được số khung hình bằng hoặc cao hơn tần số quét của màn hình. Nếu không tính trạng giật lag khi chơi game sẽ nặng hơn khi bật Vsync
Vậy khi nào nên bật hoặc tắt tính năng này
Vậy khi nào thì nên bật hay tắt VSync trong Game Settings, dưới đây sẽ giải đáp cho bạn:
Khi nào nên bật Vsync:
– Khi FPS trong game cao và bạn thấy hình ảnh trong game bị mờ hoặc bị rách khung hình khi đang chơi.
Khi nào nên tắt chế độ Vsync:
– Nếu bật Vsync mà cảm thấy hiệu suất của trò chơi bị giảm đi rõ rệt
– Nếu bạn hài lòng với đồ họa trong game
– Cần giảm độ trễ của chuột và bàn phím để các thao tác được chuyển lên màn hình một cách tức thì
Trên đây mình đã giới thiệu cho bạn về công nghệ chống xé hình VSync, Ưu nhược điểm của công nghệ này. Hi vọng bài viết này đã cũng cấp các thông tin hữu ích dành cho bạn và hãy tiếp tục theo dõi Phúc Anh để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất