Tiêu chuẩn MIL-STD là gì? Lợi ích khi thiết bị có chứng nhận MIL-STD-810
Toc
Tiêu chuẩn MIL-STD-810H hiện tại được xem là một trong những tiêu chuẩn mil-spec được áp dụng nhiều nhất trong nhiều ngành kỹ thuật, trong đó có ngành chế tạo thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, smartwatch. Vậy lợi ích của Tiêu chuẩn MIL-STD-810H là gì? Hãy cùng Phúc Anh tìm hiểu trong bài viết sau đây
Tiêu chuẩn MIL-STD là gì?
MIL-STD viết tắt của Military Standard là một thuật ngữ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) cho các tiêu chuẩn quân sự. MIL-STDs cơ bản là tài liệu được sử dụng bởi Bộ Công nghiệp Hoa Kỳ đảm bảo rằng công nghệ hoặc thiết bị cụ thể đáp ứng các thông số kỹ thuật và chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt
MIL-STD -810 có các phiên bản nào
MIL-STD có các phiên bản H và G. Phiên bản MIL-STD-810H được phát hành vào ngày 31 tháng 1 năm 2019 và Phiên bản ‘G’ trước đó được phát hành vào năm 2008. Với phiên bản H mới nhất thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã mở rộng các thử nghiệm liên quan đến môi trường và các danh mục có thể thử nghiệm để tạo mức phù hợp cho thiết bị
Tiêu chuẩn MIL-STD 810H được chia thành ba phần:
– Hướng dẫn chung: Gồm các hướng dẫn kỹ thuật và xây dựng hệ thống thử nghiệm cho thiết bị. Cụ thể đó là các yêu cầu về khí hậu khắc nghiệt, sốc và độ rung.
– Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm: Bao gồm các phương pháp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và đánh giá chúng dựa trên các tiêu chí đã xây dựng
– Các khu vực khí hậu khác nhau: Xây dựng các bài thử nghiệm trong điều kiện khí hậu trong nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các bài đánh giá (RDTE).
Vì không phải bất cứ thiết bị nào, ví dụ như laptop cũng đạt được tiêu chuẩn MIL-STD-810 trên các mặt nên tùy vào lĩnh vực và thiết bị mà có thể điều chỉnh các bài kiểm tra phù hợp.
Bảng so sánh tiêu chuẩn MIL-STD-810H với MIL-STD-810G
Tiêu chí |
Chuẩn MIL-STD-810G |
Chuẩn MIL-STD-810H |
Năm giới thiệu |
Năm 2008 |
Năm 2019 |
Các bài kiểm tra |
Bền bỉ và chống chịu: |
Đa dạng các bài kiểm tra khác nhau |
Khả năng tùy chỉnh |
Cố định các bài kiểm tra |
Các bài thử nghiệm được tùy chỉnh linh hoạt với thiết bị |
Phạm vi áp dụng |
Phổ biến trong các thiết bị quân sự, chỉ áp dụng trên một số thiết bị điện tử, công nghệ |
Áp dụng phổ biến ra ngoài phạm vi các thiết bị quân sự, dần phổ biến trên các thiết bị công nghệ |
Những bài kiểm tra tiêu chuẩn MIL-STD trên laptop
Để đạt được chuẩn MIL-STD-810H, laptop sẽ phải trải qua các bài test sau đây:
– Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ cao và thấp: Laptop sẽ được kiểm tra ở nhiệt độ -32 độ C trong 48 giờ, nhiệt độ 65 độ trong 4 giờ.
– Kiểm tra chống chịu Mưa: Kiểm tra laptop tiếp xúc trong điều kiện môi trường mưa hoặc nước phun từ độ cao nhất định
– Kiểm tra chống chịu độ ẩm: Trong điều kiện độ ẩm từ 58% – 88% kiểm tra laptop có hư hỏng nào không.
– Kiểm tra rung chấn: Laptop chịu các bài kiểm tra rung lắc, nảy lên từ các va đập đảm bảo hiệu suất hoạt động bình thường
– Kiểm tra thả rơi: Laptop được thả rơi ở độ cao nhất định để mô phỏng quá trình làm rơi thiết bị, va đập vào vật cứng.
– Kiểm tra với cát và bụi: Khả năng chống chịu của laptop khi tiếp xúc với cát bay, có hoạt động hiệu quả trong môi trường nhiều bụi hay không.
– Kiểm tra áp suất thấp (Độ cao): Bài kiểm tra nhằm mô phỏng quá trình máy được vận chuyển khi áp suất trên máy bay.
– Sương và muối: Kiểm tra sương muối để xác định độ hiệu quả của lớp phủ bảo vệ và lớp phủ ngoài của thiết bị, đồng thời kiểm tra ảnh hưởng của cặn muối lên các bộ phận nhận diện bên trong.
– Kiểm tra Sốc nhiệt: Laptop sẽ được kiểm tra để xác định độ bền trước những thay đổi nhiệt độ nhanh chóng trong khoảng từ -21°C đến 60°C.
Lợi ích khi thiết bị của bạn có chứng nhận tiêu chuẩn độ bền quân đội Mỹ MIL-STD-810H
Những sản phẩm điện tử như laptop hay smartwatch khi đạt tiêu chuẩn độ bền quân đội Mỹ MIL-STD-810H sẽ giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng, nhất là với những ai cần di chuyển nhiều hoặc sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt.
Khi đạt chứng nhận chuẩn MIL-STD-810H thiết bị sẽ bền hơn không phải lo ngại lỡ va chạm hay rơi rớt làm hư hỏng thích hợp cho việc thường xuyên sử dụng ngoài trời, hỗ trợ người dùng thoải mái và linh hoạt hơn khi sử dụng, không cần quá gò bó cứng nhắc với việc chỉ để cố định sản phẩm ở một chỗ mà có thể thỏa sức di chuyển hay vận động
Việc đạt chuẩn MIL-STD-810H cũng tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm đó trong cùng phân khúc, chính vì thế mà giờ đây nhiều hãng sản xuất thiết bị điện tử, laptop áp dụng chuẩn MIL-STD-810 cho các sản phẩm của mình
Trên đây mình đã giới thiệu cho bạn về tiêu chuẩn độ bền quân đội Mỹ MIL-STD-810 trên các thiết bị điện tử, laptop. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết công nghệ được cập nhật liên tục từ Phúc Anh