NVIDIA G-SYNC là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ đồng bộ khung hình NVIDIA G-SYNC
Toc
Giật xé khung hình là hiện tượng hay xảy ra khi tốc độ làm mới của màn hình không theo kịp tốc độ khung hình của trò chơi. Hiện tượng này cực kì khó chịu và sẽ làm giảm trải nghiệm chơi game của bạn. Chính vì thế mà các hãng đồ hoạ đã phát triển ra các công nghệ đồng bộ hóa tốc độ làm mới của màn hình với tốc độ kết xuất của GPU. Trong bài viết này hãy cùng Phúc Anh tìm hiểu về công nghệ đồng bộ khung hình G-SYNC của NVIDIA và ưu nhược điểm của nó
Công nghệ đồng bộ hoá khung hình G-SYNC là gì?
G-Sync là công nghệ đồng bộ hóa khung hình hiển thị trên màn hình được phát triển bởi NVIDIA. Công nghệ này ra mắt từ năm 2013, G-Sync được tạo ra nhằm khắc phục các hạn chế tồn động của VSync.
Các màn hình truyền thống sẽ hoạt động ở tần số quét cố định như là 60Hz, 100Hz, 144Hz… nếu như Card màn hình của bạn không đủ mạnh để theo kịp tần số quét của màn hình thì người dùng sẽ gặp tình trạng giật màn hình trong game. Và ngược lại nếu màn hình không hiển thị hết số khung hình mà VGA xuất ra thì sẽ xảy ra hiện tượng xé hình
Chính vì thế mà công nghệ G-SYNC của NVIDIA ra đời giúp đồng bộ hóa tần số quét của màn hình với tốc độ khung hình của card đồ họa, từ đó cải thiện hiệu suất trong các tựa game. Và để sử dụng được công nghệ này thì bạn phải có card đồ họa GeForce GTX bắt đầu từ GTX 650 Ti Boost và một màn hình được trang bị một module phần cứng đặc biệt của G-SYNC
Yêu cầu cấu hình để sử dụng công nghệ NVIDIA G-SYNC
Để có thể sử dụng được NVIDIA G-SYNC thì hệ thống của bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Card màn hình NVIDIA hỗ trợ tính năng G-SYNC – Tối thiểu là GTX 650 Ti Boost.
– Màn hình hỗ trợ công nghệ G-SYNC.
– DisplayPort ver 1.2 trở lên
Ưu và nhược điểm công nghệ NVIDIA G-SYNC
Ưu điểm của NVIDIA G-SYNC
Ưu điểm của công nghệ G-Sync đó là loại bỏ hoàn toàn hiện tượng xé hình, giảm độ trễ của hình ảnh. Cùng với phần cứng chuyên dụng trên màn hình G-Sync cho phép điều chỉnh tần số quét màn hình linh hoạt theo cường độ card đồ họa được kết nối. G-Sync Ultimate còn tích hợp thêm module R3 cho phép bạn hiển thị chất lượng hình ảnh 4K HDR ở tần số quét 144Hz mang lại trải nghiệm hình ảnh tốt nhất cho người dùng.
Hạn chế của NVIDIA G-SYNC
Công nghệ NVIDIA G-SYNC chỉ được kích hoạt với card màn hình NVIDIA. Ngoài ra các màn hình tích hợp công nghệ G-SYNC sẽ được trang bị một module vật lý đặc biệt và module này cũng sẽ khiến giá của màn hình thêm $ 100- $ 400 tùy theo loại màn và thương hiệu nên khá khó tiếp cận với những người dùng thông thường.
Một điểm bất lợi nữa của NVIDIA G-SYNC đó chính là tần số quét chỉ có thể dao động từ 30Hz đến 144Hz và chỉ hỗ trợ kết nối Displayport với một vài tính năng đơn giản
Hướng dẫn cách bật G-SYNC trên máy tính của bạn
Nếu hệ thống của bạn đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật để bật NVIDIA G-SYNC thì bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây để bật tính năng này
Bước 1: Nhấp phải màn hình chọn mục NVIDIA Control Panel.
Bước 2: Trong mục Display, click chọn vào Setup G-SYNC > tích vào mục Enable G-SYNC. Tại đây bạn sẽ có 2 lựa chọn:
– Enable for full screen mode (Chỉ bật cho chế độ toàn màn hình)
– Enable for windowed and full screen mode (Bật chế độ cửa sổ hoặc toàn màn hình
Bước 3: Cuối cùng bấm chọn vào mục Apply.
Trên đây Phúc Anh đã giới thiệu cho bạn về công nghệ chống xé hình NVIDIA G-SYNC, Ưu nhược điểm của công nghệ nay. Hi vọng bài viết này đã cũng cấp các thông tin hữu ích dành cho bạn và hãy tiếp tục theo dõi Phúc Anh để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất