Công nghệ HDR là gì? Như thế nào là một màn hình chuẩn HDR
Toc
Công nghệ HDR thường được biết đến là công nghệ giúp hình ảnh hiển thị trên màn hình được chân thực hơn và là xu hướng trong tương lai. Vậy Công nghệ HDR là gì? Màn hình chuẩn HDR có những thông số gì? Hãy cùng Phúc Anh tìm hiểu rõ hơn về màn hình HDR qua bài viết dưới đây.
Công nghệ HDR là gì?
HDR (High Dynamic Range) là một công nghệ giúp các chi tiết hình ảnh hiển thị trên màn hình có được sự sắc nét giống với đời thực nhất. Để làm được điều đó thì các kỹ thuật và công nghệ hiển thị sẽ chỉnh sửa và tái tạo dải màu rộng với vùng đen tối và vùng sáng sáng hơn so với các thiết bị bình thường. Ngoài ra màu sắc trên các thiết bị HDR cũng được cân bằng chính xác để hình ảnh rõ nét, gần giống với thế giới thật đem đến trải nghiệm xem tuyệt vời nhất.
Hiện nay để phục vụ các nội dung HDR thì các màn hình hiện nay đã có nhiều công nghệ và tiêu chuẩn để đáp ứng như HDMI 2.0, DisplayPort có hỗ trợ HDR và tần số quét hơn 60Hz. Ngoài ra các phần mềm như Windows 11 với chức năng tự động kích hoạt Auto-HDR để nâng cao chất lượng nội dung hiển thị
Màn hình hỗ trợ HDR là sản phẩm công nghệ gì?
Các sản phẩm màn hình HDR thường là các màn hình có độ tương phản tốt hơn so với các sản phẩm màn hình thông thường nhờ sự khác biệt giữa các vùng sáng tối luân phiên giữa các điểm ảnh. Ứng dụng nguyên lý hiển thị vật lý Local Dimming tăng mức sáng màn hình và khiến cho các điểm sáng trở nên rõ ràng hơn, tạo ra hiệu ứng tương phản sáng tối.
Có 2 loại Local Dimming trên màn hình HDR đó là ánh sáng cạnh và ánh sáng toàn bộ. Ánh sáng cạnh tạo nên bởi vào các dải đèn bố trí dọc cạnh màn hình. Ánh sáng toàn bộ được tạo nên nhờ dải đèn phía sau.
Ngoài việc tạo ra sự chênh lệch về vùng sáng tối lớn, các màn hình HDR sở hữu công nghệ hiển thị màu sắc tiên tiến, như hỗ trợ dải màu 10 bit, đạt chuẩn màu sắc điện ảnh DCI-P3
Tóm lại, một màn hình HDR chuẩn sẽ được đánh giá qua các thông số như: số lượng màu, độ tương phản, chất lượng hiển thị,…
Đặc điểm nổi bật của các màn hình chuẩn HDR
Mức độ tương phản tốt hơn
Chuẩn HDR giúp cho điểm sáng trên màn hình trở nên sáng hơn và ngược lại các vùng tối trên màn hình sẽ tối hơn. Sự chênh lệnh lớn này sẽ làm tăng mức độ tương phản của màn hình. Từ đó giúp hình ảnh trở nên rõ nét hơn, đẹp hơn
Màu sắc sinh động, chân thực
Màn hình HDR cần đạt được tiêu chuẩn hiển thị điện ảnh tối thiểu 90%. Từ đó cho phép các màn hình này hiển thị được nhiều màu sắc hơn so với màn thông thường, các nội dung trên đó sẽ chân thật như nhìn trực tiếp bằng mắt thường
Các tiêu chuẩn và chứng chỉ dành cho màn hình HDR
Hiện nay các màn hình có các tiêu chuẩn và chứng chỉ để xác định nó có đạt chuẩn HDR hay không
Định dạng HDR10 và HDR10+
HDR10: Tiêu chuẩn thông thường được sử dụng phổ biến, Các màn hình phải có độ sâu khoảng 10bit. HDR10 lưu giữ thông tin cho quá trình sử dụng màn hình bằng dữ liệu tĩnh.
HDR10+: Được phát triển dựa trên HDR10, sở hữu độ sâu và dải màu tương tự như HDR10. Điểm khác biệt lớn nhất là HDR10+ sử dụng dữ liệu động để lưu trữ thông tin.
Ngoài 2 định dạng trên thì HDR còn sở hữu định dạng khác là Dolby Vision, đây là định dạng cao cấp sử dụng dữ liệu động để lưu trữ tương tự HDR10+ với độ sâu lên đến 12bit
Các tiêu chuẩn xác định màn hình HDR
Các màn hình trên thị trường hiện nay để xác định đó là màn HDR hay không đều phải qua tiêu chuẩn của VESA (Hiệp hội tiêu chuẩn điện tử video). Tiêu chuẩn của VESA với màn hình HDR như sau:
DisplayHDR 400: Độ sáng màn hình tối thiểu 320 nits, độ sáng tối đa 400 nits, độ phủ màu tối thiểu 95% sRGB
Display HDR 500: Tiêu chuẩn giống DisplayHDR 400. Nhưng HDR 500 yêu cầu có độ mờ cục bộ, độ bao phủ màu trên 90% DCI-P3, độ sâu màu 10 bit.
DisplayHDR 600: Độ sáng tối thiểu 350 nits, độ sáng tối đa 600 nits, độ phủ tối thiểu 99% (sRGB) và 90% (DCI-P3)
DisplayHDR 1000: Độ sáng tối thiểu 600 nits, độ sáng tối đa 1000 nits, độ phủ tối thiểu 99% (sRGB) và 90% (DCI-P3)
Display HDR 1400: Đây là mức cao nhất của tiêu chuẩn VESA certified display HDR. Nó yêu cầu màn hình có độ phủ màu 99% không gian màu sRGB và 95% DCI-P3, độ tương phản cao hơn 1000.
Còn đối với các màn hình tự phát xạ, như OLED hay Micro LED thì VESA có các tiêu chuẩn HDR đó là HDR True Black 400, 500 và 600. Vì các dạng màn hình này không cần làm mờ cục bộ, có mức độ màu đen hoàn hảo và tỷ lệ tương phản gần như vô hạn, nên sự khác biệt giữa các màn hình này là độ sáng
Trên đây Phúc Anh đã thông tin cho bạn về Công nghệ HDR là gì? Các tiêu chuẩn về màn hình HDR. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết công nghệ được cập nhật liên tục từ Phúc Anh