Các loại RAM máy tính, laptop hiện nay, nên chọn hãng nào?
Trên thị trường hiện nay có các loại RAM máy tính nào? Đâu là loại RAM được nhiều người sử dụng nhất? Ưu nhược điểm của mỗi loại RAM ra sao? Làm thế nào để lựa chọn được RAM phù hợp cho laptop? Hãy cùng HC tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
1. Định nghĩa về RAM
RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory, tức là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Chúng là bộ phận không thể thiếu trên máy tính, cho phép hệ thống truy xuất đọc – ghi ngẫu nhiên đến bất kì vị trí nào trong bộ nhớ dựa trên địa chỉ ô nhớ.
Dữ liệu lưu trên RAM là tạm thời, khi nguồn điện cung cấp bị ngắt, các dữ liệu này cũng mất đi.
Một số thông tin cần biết về RAM:
– BUS của RAM:
+ Được hiểu là độ lớn của kênh dẫn truyền dữ liệu bên trong RAM.
+ BUS càng lớn, lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
+ BUS của RAM cho laptop hiện nay thường là 1600MHz. Các thông số cao hơn 2133, 2400, 2660, thậm chí 3000MHz.
– Dung lượng RAM
+ Dung lượng càng lớn, khả năng chạy nhiều chương trình song song trên cùng hệ thống càng tốt & mượt mà.
+ Dung lượng RAM thấp (không đủ): gặp hiện tượng giật, lag do phần mềm hoạt động vượt quá dung lượng.
2. Các loại RAM máy tính hiện nay được nhiều người tin dùng
Có rất nhiều loại RAM. Mỗi mục đích sử dụng sẽ có một loại RAM phù hợp. RAM cũng được chia thành nhiều phân khúc giá, dung lượng, ….
2.1. RAM tĩnh
– Tên gọi khác: Static RAM hay SRAM.
– Loại RAM này xuất hiện trên thị trường từ những năm 1990, được sử dụng phổ biến trên máy ảnh kĩ thuật số, máy in, bộ định tuyến, màn hình LCD.
– Đặc điểm các loại RAM máy tính:
+ Cần cung cấp nguồn điện cố định để hoạt động.
+ Dữ liệu trên RAM tĩnh sẽ mất khi nguồn điện bị ngắt.
– Cấu tạo & nguyên lý hoạt động.
+ Chứa các mạch có khả năng lưu trữ thông tin khi được cung cấp dòng điện.
+ Một chốt được hình thành bởi 02 bộ biến tần.
+ Sử dụng bóng bán dẫn T1 & T2 để nô chốt với 02 dòng bit, điều khiển bởi bộ giải mã địa chỉ.
+ Khi không có dòng điện, các bóng bán dẫn bị tắt, chốt vẫn lưu trữ thông tin của nó.
+ Truy xuất dữ liệu trên RAM để tiến hành đọc:
++ Khi có dòng điện chạy từ đầu địa chỉ đến bộ giải mã địa chỉ, dòng điện sẽ kích hoạt -> Đóng cả hai bóng bán dẫn T1 & T2.
++ Giá trị bit tại các điểm A, B có thể truyền đến các dòng bit tương ứng.
++ Mạch cảm biến ở cuối các dòng bit sẽ gửi đầu ra đến bộ xử lý.
+ Truy xuất dữ liệu trên RAM để tiến hành ghi:
++ Địa chỉ được gửi đến bộ giải mã -> kích hoạt dòng từ để đóng cả hai công tắc.
++ Giá trị bit được ghi vào ô được cung cấp (thông qua mạch cảm giác/ghi & các tín hiệu trong dòng bit) -> Lưu trữ trong ô.
– Ưu, nhược điểm của RAM tĩnh:
+ Tiêu thụ điện năng thấp.
+ Tốc độ truy cập nhanh hơn DRAM (RAM động).
+ Dung lượng bộ nhớ thấp.
+ Chi phí sản xuất và giá thành cao.
+ Thường sử dụng trong: bộ đệm CPU, bộ đệm/bộ nhớ ổ cứng, bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự trên thẻ video (DAC), ….
2.2. RAM động
– Tên gọi khác: Dynamic RAM (DRAM).
– Xuất hiện trên thị trường từ 1970 ~ giữa năm 1990.
– Thường sử dụng trên máy chơi game video, phần cứng mạng.
– Đặc điểm:
+ Thuộc loại bộ nhớ cơ bản như SRAM.
+ Cần nguồn năng lượng sạc định kì để hoạt động.
+ Lưu mỗi bit dữ liệu trong một tụ điện riêng biệt trên một mạch tích hợp.
+ Làm một loại bộ nhớ được truy cập ngẫu nhiên, dữ liệu sẽ bị mất khi nguồn điện mất (nếu quá lâu không được sạc định kì).
– Cấu tạo & nguyên lý hoạt động các loại RAM máy tính nói đên RAM động:
+ Chỉ sử một bóng bán dẫn (T) và một tụ điện (C) trong mỗi “tế bào” trong mạch tích hợp.
+ Thông tin lưu trữ trong DRAM dưới dạng điện tích trên tụ điện & cần sạc định kì.
+ Để lưu trữ thông tin trong ô:
++ Bóng bán dẫn T được bật, điện áp thích hợp được đặt vào đường bit -> Tạo một lượng điện lưu trữ trong tụ.
++ Tắt bóng bán dẫn T: thuộc tính tụ điện giúp chúng bắt đầu phóng điện.
++ Việc đọc thông tin & lưu trữ trong ô chỉ chính xác khi nó được đọc trước khi điện tích trên các tụ giảm dần tới một số giá trị ngưỡng.
– Ưu, nhược điểm của DRAM (RAM động).
+ Chi phí sản xuất và giá thành thấp.
+ Dung lượng bộ nhớ lớn hơn SRAM.
+ Bị hạn chế về tốc độ truy cập.
+ Tiêu thụ nhiều điện năng hơn RAM tĩnh.
+ Thích hợp sử dụng cho: bộ nhớ hệ thống, bộ nhớ đồ họa video, ….
2.3. RAM động đồng bộ
– Tên gọi khác các loại RAM máy tính – RAM động đồng bộ: Synchronous Dynamic RAM (viết tắt là SDRAM).
– SDRAM xuất hiện trên thị trường từ những năm 1993. Cho tới nay, loại RAM này vẫn được sử dụng rộng rãi.
– Chúng thích hợp sử dụng cho: bộ nhớ máy tính, máy chơi game video, ….
– Đặc điểm, cấu tạo & nguyên lý của SDRAM:
+ Được phát triển từ RAM động.
+ Hoạt động đồng bộ với CPU, xử lý song song các lệnh chồng chéo ( tức: khả năng nhận một lệnh mới trước khi lệnh đó được giải quyết hoàn toàn).
+ SDRAM sẽ chờ tín hiệu đồng hồ trước khi phản hồi đầu vào dữ liệu (Ví dụ như: giao diện người dùng, …).
+ Với chức năng không đồng bộ: RAM động đồng bộ sẽ ngay lập tức đáp ứng với dữ liệu đầu vào.
+ Việc xử lí 1 lệnh đọc & 1 lệnh ghi trên mỗi chu kì xung nhịp giúp tăng tốc độ truyền và hiệu năng CPU -> Sử dụng rộng rãi hơn so với DRAM cơ bản.
2.4. RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu đơn
– Tên gọi khác: Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM (viết tắt: SDR SDRAM).
– Loại RAM máy tính này cũng xuất hiện từ năm 1993 cho tới nay.
– Chúng thích hợp và được sử dụng phổ biến trong bộ nhớ máy tính, máy chơi game video.
– Đặc điểm:
+ SDR SDRAM được hiểu là một loại RAM mở rộng của SDRAM.
+ Bộ nhớ xử lý “một” lệnh đọc & “một” lệnh ghi trên mỗi chu kì xung nhịp.
+ SDR SDRAM được phát triển lên thế hệ RAM thứ hai là DDR SDRAM.
2.5. RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu kép
– Tên gọi khác: Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM (viết tắt: DDR SDRAM).
– Như đã nói, DDR SDRAM là dòng thế hệ thứ hai được phát triển từ SDR SDRAM. Chúng bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào những năm 2000 và được sử dụng phổ biến cho bộ nhớ máy tính.
– DDR SDRAM – các loại RAM máy tính có cơ chế hoạt động giống như SDR SDRAM nhưng:
+ Thay vì “một”, chúng xử lý “hai” lệnh đọc & “hai” lệnh ghi trên mỗi chu kì xung nhịp.
+ Tốc độ nhanh gấp đôi.
– Điểm khác biệt giữa DDR & SDR SDRAM là về cấu tạo vật lý, trong đó:
+ DDR SDRAM: 184 chân + 01 rãnh trên đầu nối.
+ SDR SDRAM: 168 chân + 02 rãnh trên đầu nối.
– Loại RAM này hoạt động ở điện áp tiêu chuẩn thấp: 2.5 ~ 3.3V.
2.6. Các loại DDR SDRAM được nâng cấp
– Gồm:
+ DDR2 SDRAM.
+ DDR3 SDRAM.
+ DDR4 SDRAM.
– Đặc điểm của từng loại:
+ DDR2 SDRAM:
++ Mang dữ liệu tăng gấp đôi (xử lý hai hướng dẫn đọc & hai ghi trên mỗi chu kì xung nhịp).
++ Tốc độ xung nhịp cao hơn DDR SDRAM nên tốc độ nhanh hơn.
++ Mô-đun bộ nhớ DDR2: 533MHz.
++ Chạy ở điện áp thấp: 1.8V.
++ Cấu tạo: 240 chân.
++ Ngăn cản khả năng tương thích ngược.
+ Các loại RAM máy tính – DDR3 SDRAM:
++ Cải thiện hơn so với DDR2.
++ Xử lý tín hiệu tiên tiến, dung lượng bộ nhớ lớn hơn.
++ Mức tiêu thụ điện năng thấp hơn (1.5V).
++ Tốc độ xung nhịp tiêu chuẩn cao hơn: 800MHz.
++ Cấu tạo: giống DDR2 SDRAM cũng có 240 chân.
++ Mô-đun bộ nhớ: 533MHz.
++ Có khả năng ngăn tương thích ngược.
+ DDR4 SDRAM:
++ Là dòng DDR SDRAM được cải tiến nhất.
++ Xử lý tín hiệu tiên tiến hơn DDR3.
++ DDR4 sở hữu dung lượng bộ nhớ lớn hơn nhưng mức tiêu thụ điện năng thấp hơn (~ 1.2V).
++ Tốc độ xung nhịp cao: 1600MHz.
++ Cấu hình gồm 288 chân với khả năng ngăn cản sự tương thích ngược.
2.7. RAM đồ họa đồng bộ tốc độ dữ liệu kép
– Tên tiếng anh đầy đủ: Graphics Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM (viết tắt: GDDR SDRAM).
– Ch&uacut
e;ng bắt đầu có mặt trên thị trường vào những năm 2003. Loại RAM này được phát triển từ DDR SDRAM với thiết kế đặc biệt phục vụ riêng cho mục đích đồ họa video.
– Thích hợp sử dụng cho: thẻ đồ họa video, máy tính bảng, .…
– Loại RAM này có thể xử lý được lượng dữ liệu khổng lồ (hay băng thông) mà không nhất thiết phải có tốc độ nhanh nhất (độ trễ).
– Các loại RAM máy tính đồ họa đồng bộ tốc độ dữ liệu kép được phát triển thêm gồm:
+ GDDR2 SDRAM.
+ GDDR3 SDRAM.
+ GDDR4 SDRAM.
+ GDDR5 SDRAM.
Chúng được cải thiện cả về hiệu suất lẫn mức tiêu thụ điện năng -> Đáp ứng nhu cầu sử dụng cao hơn của người dùng.
2.8. Bộ nhớ Flash
– Hay còn gọi là Flash Memory. Flash Memory đã xuất hiện trên thị trường từ những năm 1984 và được sử dụng phổ biến trên các sản phẩm điện tử như: máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động (smartphone), máy tính bảng (tablet), hệ thống máy chơi game cầm tay, ….
– Khác với SRAM, SDRAM, bộ nhớ Flash giữ dữ liệu không biến mất. Tức là, dù không được cung cấp nguồn điện, chúng vẫn có thể giữ lại tất cả dữ liệu.
– Phân loại Flash Memory (dựa trên các cổng logic):
+ NAND: có thể ghi – đọc theo từng khối (block) hay trang (page) nhớ của máy.
+ NOR: có thể đọc – ghi độc lập theo từng từ (word) hoặc byte nhớ của thiết bị.
– Cấu tạo Flash Memory:
+ Các phần tử (cell) riêng rẽ với đặc tính bên trong giống như các cổng logic tương ứng đã tạo ra chúng.
+ Thực hiện thao tác đọc – ghi, lưu trữ theo từng cell nhớ một.
+ Thích hợp sử dụng cho: ổ đĩa flash USB, máy in, máy nghe nhạc cầm tay, thẻ nhớ, đồ điện tử/đồ chơi nhỏ, PDA.
>> Xem thêm: Cách chọn RAM cho laptop đơn giản không phải ai cũng biết.
Để lựa chọn một RAM phù hợp, bạn nên tham khảo kĩ 03 thông số:
– Dung lượng.
– Chủng loại (hay chuẩn RAM) (VD: DDR2, GDDR2, …)
– Tốc độ BUS.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các loại RAM máy tính mà HC muốn giới thiệu tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn đã theo dõi!
Siêu thị điện máy HC